chuyện bên lề

ẤT TỴ 2025 đến, và những câu chuyện Giáp Thìn

ẤT TỴ 2025-biểu tượng điều tốt lành,

Nhắc đến Tỵ “rắn”, chút hình dung ngành Y-Dược, biểu tượng Bộ Y Tế Việt hay tổ chức y tế thế giới (WHO).

Ngồi xuống uống trà, @Dr.Hoa Xà mời trà https://hoaxa.vn/moi-tra-1078.html

và hôm nay đã 16/12al Giáp Thìn 2024,còn 13 ngày nữa là (28/1/2025) 29 tết!

NGẪM năm TỴ

15thJan2025 ✍🏻 #RDCIP hugmystep

Tháng Một 2025
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

@Dr.Hoa Xà

ẤT TỴ 2025 đến, và những câu chuyện Giáp Thìn

Ngẫm câu chuyện UNG THƯ và sẻ chia “vui có thật”

<Thích gì ăn nấy>

– Bác sĩ kia kỳ quá, chỉ cho mẹ em ra viện kèm thêm câu dặn: “Giai đoạn cuối rồi, mẹ thích món gì cho ăn món nấy đi nhé”.

Cô con gái phản ánh với tôi trong tâm trạng bất mãn và bực dọc. Nhiều bệnh nhân cũng cảm thấy tuyệt vọng khi nghe câu nói lạnh lùng này.

Đối với người thân và bệnh nhân đang quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, câu nói trên còn có vẻ phũ phàng và ‘như bị bỏ rơi”.

Những lần đầu tiên nghe phàn nàn như vậy, tôi đã tìm cách “chữa cháy” cho đồng nghiệp.

“Chắc lúc đó bác sĩ đang bận không có thời gian tư vấn kỹ đó”.

“Chắc bác sĩ đó theo trường phái giao tiếp cũ, hơi kiệm lời thôi…”

Tuy nhiên, độ 1 năm gần đây tôi đã nghiệm ra khẩu quyết tinh túy trong câu nói đó ❤

Lời khuyên “Thích chi ăn nấy” thực ra mang ý nghĩa quan trọng từ góc độ chất lượng cuộc sống.

Trước hết, bệnh nhân ung thư có thể gặp một số vấn đề do bản thân ung thư hoặc do điều trị ung thư gây ra. Chúng có thể là đau miệng, buồn nôn, rối loạn vị giác và chán ăn… Trong tình huống này, nếu quá cố chấp vào cân bằng dinh dưỡng thì bữa ăn có thể trở thành gánh nặng cho người bệnh. So với những món đủ dinh dưỡng mà nhìn chán ko muốn ăn thì “ăn những gì người bệnh thích” có thể giúp họ có cảm giác ngon miệng và nạp được nhiều dinh dưỡng hơn.

Bữa ăn còn có ý nghĩa vượt xa việc nạp đủ dinh dưỡng.

“Ăn uống” có thể xem là hành động kết nối quá khứ với hiện tại và mang lại hy vọng cho tương lai. Khi được ăn những món yêu thích, bệnh nhân có thể gợi nhớ những kỷ niệm vui vẻ, tạm quên đi căn bệnh và cảm nhận niềm vui sống trước mắt. Một số gia đình ép bệnh nhân vào chế độ ăn kiêng quá mức, hoặc cho ngồi mộc góc ăn món riêng cũng dễ làm bệnh nhân buồn lòng. Liên quan tới vấn đề này, hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Dạ dày Nhật Bản cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “cho bệnh nhân thưởng thức những món họ yêu thích một cách vui vẻ và thoải mái”. Điều này giúp bệnh nhân hài lòng hơn với cuộc sống thông qua bữa ăn từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ung thư không xảy ra do một vài món ăn.

Ung thư cũng không nhẹ hơn nhờ việc kiêng món này hay ăn thêm món kia.

Vì vậy, dù đã qua nhiều năm nghiên cứu, người ta kết luận rằng không có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào giúp bệnh nhân sống lâu hơn hay chữa khỏi ung thư.

Giới chuyên gia chỉ khuyên ăn uống cho đầy đủ đa dạng món ăn, mà món bệnh nhân thích tôi thấy là QUAN TRỌNG nhất!

Vì sao? Bởi lẽ…

Có ai bắt được bạn bỏ đi món ăn yêu thích của mình không?

Có ai làm bạn thay đổi một thói quen đã diễn ra bao năm nay không?

Và bạn có thoải mái hạnh phúc khi phải thay đổi đột ngột thói quen của mình?

Chính vì những lý do nêu trên, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tại Nhật Bản không quá “nhiệt tình” trong việc bắt bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn mới cho đủ XYZ gram đạm/tinh bột gì (dù việc tính toán lên menu là hoàn toàn có thể). Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, nhiều khi vẫn cần lưu ý một số điểm như nấu chín, nhai kỹ, ăn chậm và từng lượng nhỏ, hoặc chọn thực phẩm giàu protein và năng lượng hơn thôi. Họ chỉ khuyên đừng ăn lệch nhiều quá (tức ăn rất nhiều mỗi 1 thứ/món) và thể hiện sự tôn trọng yếu tố văn hóa/sở thích cá nhân của người bệnh, để người bệnh là chính mình. Thật ra, tình trạng của mỗi bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là khác nhau, nên bữa ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe và sở thích tại thời điểm đó quan trọng hơn là hướng dẫn ăn uống cứng nhắc.

Như vậy, lời khuyên “Thích gì ăn nấy” nghe “hơi phũ” nhưng thật ra lại là một khẩu quyết rất hay! Nó đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh hạnh phúc hơn và giúp họ luôn là chính mình.

Nhiều bác sĩ có thể không đủ thời gian giải thích cẩn thận cho bệnh nhân và gia đình, nhưng chúng ta có thể nói thêm cho họ biết một góc nhìn khác của câu nói này để vui vẻ hỗ trợ bữa ăn tốt hơn cho người bệnh nhé.

TS BS Phạm Nguyên Quý

Trưởng khoa Ung thư Nội khoa

Bệnh viện Trung Ương Kyoto Miniren

NCV Khoa Y, Đại học Kyoto

#Yhoccongdong#KyotoMiniren#BernardHealthcare#KokoroMedical#Hotrobenhnhanungthu #Thichgiannay

https://www.facebook.com/share/19znoHL7dE/

HỘI CHẨN TẾ BÀO-MIỄN DỊCH TRỊ LIỆU CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

“Các đồng nghiệp Đài Loan và tôi là những người quen biết đã lâu, chúng tôi nói cùng một ngôn ngữ. Vì thế tôi dễ theo mạch câu chuyện và cũng dễ khiến họ phải móc hết các bí kiếp ra để chia sẻ, những cái mà trong hội nghị giữa bàn dân thiên hạ các speaker có khuynh hướng cất bớt đi 😀https://vietnamstemcellnetwork.com/ve-chung-toi/gioi-thieu/ https://ivolunteervietnam.com/sci-tuyen-tinh-nguyen-vien-du-an-ho-tro-benh-nhan-ung-thu.html

https://sci.edu.vn/ https://sci.edu.vn/home/nghien-cuu/chu-de/

TẾ BÀO GỐC UNG THƯ https://vinastemcelllab.com/tebaogocungthu/

Những câu chuyện rất tuyệt với và không ngừng nổ lực đến từ các chuyên gia, nhà khoa học nhựng lại có những câu chuyên đan xen như một thách thức không nhỏ “Người đàn ông học lớp 9, không biết gì về dược làm giám đốc công ty sản xuất thuốc giả lớn ở TP.HCM

hy vọng những điều tuyệt vời – thật tốt đẹp,

Việt Nam rất nổi trội về cây có vị thuốc hay “dược liệu quý”, nhưng thật sự hội tụ chất xám con người kết tụ lên sản phẩm cả hành trình gian truân và mang đến tận tay người tiêu dùng.

Ngồi xuống xuống trà, @Dr.Hoa Xà mời trà https://hoaxa.vn/thuong-mai-hay-thuong-hai-7814.html

Giỏ hàng 0