chuyện bên lề

VẤN ĐỀ ĐẶT RA…và cũng vậy,rượu bia và thuốc…

Sống từng ngày thong dong

Em sẽ tìm thấy được

Vẻ đẹp của yên bình

Nhẹ nhàng như làn nước

Như sao trời lung linh

Tháng mười một 2024
H B T N S B C
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

@Dr.Hoa Xà

VẤN ĐỀ ĐẶT RA…và cũng vậy,rượu bia và thuốc…

vấn đề đặt ra

‘Tôi uống rượu để chữa đau xương khớp’, ‘Vậy sao ông không ở nhà để giã rượu?’

Ông T. nói mình bị huyết áp và “uống rượu để chữa đau xương khớp thôi mà”. Cảnh sát giao thông: “Nếu ông uống rượu chữa xương khớp thì phải ở nhà, sau khi giã rượu mới được chạy xe ra đường”.

Tôi uống rượu để chữa đau xương khớp, Vậy sao ông không ở nhà để giã rượu? - Ảnh 1.
Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn với một tài xế ô tô – Ảnh: DANH TRỌNG

12h30 ngày 6-4, Đội cảnh sát giao thông đường bộ số 2 (Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội) gồm năm chiến sĩ lập chốt, kiểm tra nồng độ cồn tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội.

‘Cho các anh xe luôn’

Tôi uống rượu để chữa đau xương khớp, Vậy sao ông không ở nhà để giã rượu? - Ảnh 2.
Cảnh sát giao thông ra hiệu dừng xe và kiểm tra nồng độ cồn với tài xế N.B.T. – Ảnh: DANH TRỌNG

13h, tổ công tác phát hiện nam tài xế N.B.T. (38 tuổi, quê Nghệ An) chạy xe máy trên đường có biểu hiện say xỉn nên ra hiệu dừng xe kiểm tra.

Cảnh sát yêu cầu tài xế thổi vào máy đo nồng độ cồn. Kết quả, tài xế T. có nồng độ cồn trong hơi thở 0,312mg/l khí thở. Anh này liền “vứt” xe lại, bỏ đi và nói “cho các anh xe luôn”.

Lúc này, thành viên tổ công tác liền yêu cầu nam tài xế quay lại chốt làm việc. Tài xế buông lời: “Cuộc sống thế thôi. Bây giờ muốn làm việc thế nào”.

Trước biểu hiện say xỉn của tài xế T., các thành viên trong tổ công tác liền nhẹ nhàng thuyết phục quay lại chốt làm việc. Anh này đồng ý.

Tuy nhiên, sau khi xin được bỏ qua lỗi vi phạm không thành, tài xế T. liền tỏ ra bực tức, chửi bới tổ công tác.

“Các anh có giúp được gì không. Không giúp được thì tôi về, cho các anh xe luôn”, tài xế T. nói, đồng thời quay người bỏ đi, để lại xe và đi bộ về nhà.

Tôi uống rượu để chữa đau xương khớp, Vậy sao ông không ở nhà để giã rượu? - Ảnh 4.
Thiếu tá Quách Anh Tuấn, cán bộ Đội cảnh sát giao thông đường bộ số 2, làm việc với tài xế T. – Ảnh: DANH TRỌNG

‘Uống rượu để chữa đau xương khớp thôi mà’

14h, tổ công tác tiếp tục ra hiệu dừng xe máy của tài xế V.V.T. (66 tuổi, trú tại Tây Hồ, Hà Nội). Kết quả, ông T. có mức nồng độ cồn là 0,070mg/l khí thở.

Trình bày với cảnh sát, ông T. nói bản thân bị bệnh huyết áp và “uống rượu để chữa đau xương khớp thôi mà”.

Tài xế nói và liên tục cúi xuống, kéo ống quần lên, chỉ vào mắt cá chân, cho hay “đau khớp đây này, mắt cá chân sưng hết đây này”.

Chiến sĩ cảnh sát giao thông liền giải thích “nếu ông uống rượu chữa xương khớp thì phải ở nhà, sau khi giã rượu mới được chạy xe ra đường” và yêu cầu tài xế này đi vào vỉa hè nghỉ 10 phút.

“Sau 10 phút chúng tôi kiểm tra lại, nếu ông vẫn còn nồng độ cồn trong hơi thở thì vẫn bị xử lý theo quy định”, thành viên tổ công tác nói.

Tôi uống rượu để chữa đau xương khớp, Vậy sao ông không ở nhà để giã rượu? - Ảnh 5.
Tài xế V.V.T. vi phạm nồng độ cồn, trình bày với cảnh sát “uống rượu để chữa đau xương khớp” – Ảnh: DANH TRỌNG

10 phút sau, thành viên tổ công tác tiếp tục yêu cầu ông T. thổi vào máy đo nồng độ cồn. Lúc này, nam tài xế không chấp hành và nói “huyết áp đang lên, đau gout, xương khớp đây này”.

Sau nhiều lần cảnh sát yêu cầu hợp tác, ông T. chấp hành đo nồng độ cồn lần thứ hai, kết quả mức nồng độ cồn là 0,070mg/l khí thở.

Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt đối với ông T., và tạm giữ xe. 

LINK

BẠN ĐÃ THỬ GIẢI PHÁP NÀY CHƯA?

nếu nhỡ https://hoaxa.vn/moi-tra-1078.html

Sự thật tác dụng hạ men gan của chuối và nước dừa

Tôi bị tăng men gan, chỉ số xét nghiệm GGT lên tới 128 UI/L. Tôi nghe mọi người mách cách hạ men gan chỉ cần ăn 2 trái chuối xiêm chín và uống 1 trái dừa tươi, ngày dùng 2 lần. Trong một tuần, men gan sẽ bình thường. Bài thuốc này có đúng không? Xin cảm ơn bác sĩ! (Bùi Hoàng Đăng – 41 tuổi, TP.HCM)

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trần Như Thủy – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3 tư vấn:

GGT (Gamma Glutamyl Transferase) là một trong 3 chỉ số men gan dùng để đánh giá tình trạng của tế bào gan. Do GGT tăng đơn độc hoặc tăng cùng với các men gan khác hoặc phối hợp với tình trạng bệnh lý nền sẵn có mà khác nhau khá nhiều, giá trị chẩn đoán bệnh cũng khác nhau. Giá trị bình thường của GGT ở người trưởng thành là từ 5-60 UI/L. Men gan của bạn có giá trị là 128UI/L nghĩa là tăng khoảng 2 lần so với bình thường.

Bạn không nêu chi tiết nên bác sĩ khuyên bạn nên đến khám để được chuyên gia y tế đánh giá, tư vấn và có hướng điều trị cụ thể hơn. Bởi có thể tình trạng này là dấu hiệu ban đầu của tình trạng suy giảm chức năng gan trong một bệnh lý cần được can thiệp chuyên khoa chứ không thể dùng chế độ ăn mà điều chỉnh. 

Chuối chín có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, chuối có vị ngọt, tính bình hoặc hơi hàn, tác dụng bổ tỳ, nhuận tràng, lợi tiểu, chỉ khát. Tuy nhiên, các bác sĩ lâm sàng đều khuyên người bình thường không nên ăn quá 2 quả chuối mỗi ngày vì nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể gây nguy cơ ngộ độc cấp các vitamin và khoáng chất, làm tăng kali máu, rối loạn nhịp tim, yếu cơ hoặc tê liệt tạm thời, thêm nữa tính nhuận tràng, lợi tiểu sẽ khiến bạn dễ đầy hơi, tiêu chảy hoặc bị rối loạn tiêu hóa. 

Nước dừa tươi là một thức uống giải khát tự nhiên yêu thích của nhiều người, có chứa nhiều carbohydrate và chất điện giải như kali, natri và magie. 

Nước dừa còn chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C…) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào quá trình xúc tác một số phản ứng hóa sinh, góp phần trong việc duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Nước dừa có thể xem là một vị thuốc có tác dụng hạ cholesterol, trị sỏi thận, kích thích miễn dịch, kích thích sinh sản, bù nước trong trường hợp tiêu chảy hay luyện tập thể thao.

Theo Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình hơi hàn; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu, nhiều ứng dụng dùng trong điều trị. Tuy một số ý kiến cho rằng lợi ích của việc uống nước dừa liên tục trong 15 ngày có thể cải thiện một số vấn đề về sức khỏe như làm da khỏe mạnh, thải độc cơ thể, giúp hạ áp, thậm chí, ổn định đường huyết, giảm cân. Tuy nhiên, không có khuyến khích tác dụng nào gợi ý về việc uống nước dừa làm hạ men gan. 

Việc uống lượng nước dừa uống mỗi ngày còn phụ thuộc vào tuổi người sử dụng, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác.

Với những lý do trên, có thể thấy rằng chưa có bằng chứng cho thấy hiệu quả của việc uống nước dừa tươi kết hợp ăn hai trái chuối xiêm chín mỗi ngày trong 2 tuần giúp hạ men gan, nhất làd đưa chỉ số GGT về giá trị bình thường. Ngược lại, việc phối hợp hai loại trái cây này liên tục trong thời gian 2 tuần có thể sẽ gây ra một số triệu chứng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

LINK

Uống trà khi còn ấm

Trân trọng người xung quanh

NGỒI XUỐNG UỐNG TRÀ

Trân trọng người xung quanh https://hoaxa.vn/moi-tra-1078.html

MỜI TRÀ https://hoaxa.vn/mat-nuoc-con-loang%ef%bf%bc-3363.html

  • VNUSLAB

    Welcome to Prof NGUYEN Lan Dung on the occasion of The great 1000th year anniversary of THANGLONG-Hanoi together with The National Biosciences conference for Tomorrow city 2010! RDCIP.COM coming

  • Thí…nghiệm, thí rồi nghiệm?

    VNUSLAB ngồi xuống uống trà cùng Dr.Hoa Xà RDCIP.COM

  • làm vì đam mê

    “làm vì đam mê” & kẻ tranh thủ lấy đam mê bán lẹ ! may mắn hội ngộ cùng nghệ sĩ Nguyễn Châu chút tâm tình @Dr.Hoa Xà

  • khởi nghiệp & phiên chợ

    Ngồi xuống uống trà cùng @Dr.Hoa Xà Hun đúc tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ RDCIP.COM

  • nụ cười tháng 10

    Welcome to VNUSLAB & RDCIP.COM Nguồn cội Xáo Tam Phân 2010

Giỏ hàng 0