chuyện bên lề

Sau uống rượu bia bao lâu cơ thể thải hết cồn?

chuyện không chỉ riêng ai

Tôi 65 kg, 10h tối qua vừa uống 250 ml rượu 40 độ, vậy sau bao lâu cơ thể sẽ thải hết cồn? (Mạnh, 40 tuổi, Hà Nội).

Trả lời:

Cơ thể sau bao lâu sẽ thải hết lượng cồn trong rượu bia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tuổi tác, cân nặng, các bệnh lý mắc phải hoặc các loại thuốc đang sử dụng, cách uống… Bên cạnh đó, trong máu mỗi người đều có các ngưỡng nồng độ cồn khác nhau nên thời gian chuyển hóa và trạng thái cảm xúc cũng khác nhau. Đối với những người gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm thì việc đào thải cồn sẽ lâu hơn.

Trung bình, mỗi giờ cơ thể loại bỏ 15 miligam cồn trong máu. Đồ uống càng nhiều độ cồn thì thời gian để cơ thể chuyển hóa càng lâu hơn. Có những trường hợp, người uống rượu vào tối hôm trước đến tối hôm sau vẫn còn dương tính với nồng độ cồn trong máu và hơi thở.

Một công thức do các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về tốc độ suy giảm nồng độ cồn trong máu, người uống có thể áp dụng, đó là: Ci = C – 0,015t. Trong đó, C là nồng độ cồn trong máu khi uống xong, Ci là nồng độ cồn trong máu tại thời điểm xác định, t là thời gian, 0,015 là hằng số. Nồng độ cồn được đo bằng hơi thở hoặc nồng độ trong máu. Để hết nồng độ cồn trong máu thì Ci phải bằng 0.

Tuy nhiên, công thức tính chỉ dùng tham khảo để một người có thể tự điều chỉnh lượng bia rượu khi uống, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, đặc biệt là khi điều khiển phương tiện giao thông.

Bạn có thể tự tính độ cồn trong máu và thời gian cần để đưa độ cồn trong máu về 0 tính từ lúc uống xong, bằng cách nhập các chỉ số tương ứng của mình, theo bảng dưới đây:

Tính nồng độ cồn trong máu

Giới tính

NamNữ

Cân nặng

(kg)

Độ rượu

(% hoặc độ)

Thể tích

(ml)

Điền đầy đủ thông tin phía trên để xem kết quả

Bác sĩ Trần Văn Phúc
Bệnh viện Xanh Pôn

TRẦM lại một chút,HƯƠNG thoảng TRẦM

MỜI TRÀ https://hoaxa.vn/tram-lai-mot-chuthuong-thoang-2880.html

DETOX CƠ THỂ MỖI NGÀY https://hoaxa.vn/category/hoa-xa-giai-doc-functions

XIN ĐỪNG NẮM GIỮ TÌNH YÊU

Khi yêu một ai đó tha thiết, luôn có một suy nghĩ vô thức trong ta rằng phải nắm giữ họ, phải bảo vệ lấy tình yêu này. Và trong đa số trường hợp, chính quan điểm yêu ấy lại khiến mỗi quan hệ lãng mạn trở nên ngạt thở và chấm dứt trong đớn đau.

Cách tính nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong cơ thể sau khi uống rượu bia và thời gian giải rượu phụ thuộc trọng lượng cơ thể, loại và lượng thức uống, công thức tính giúp bạn biết thời điểm lái xe an toàn.

Alcohol.org, trang web của Trung tâm Cai nghiện Mỹ (AAC), tính toán nồng độ cồn trong máu (BAC – Blood Alcohol Concentration) dựa trên giới tính, số cân nặng, độ rượu và lượng rượu, bia uống vào. Nồng độ này được tính trong thời gian 30-70 phút sau khi uống rượu bia. Các chuyên gia nhận định không có thực phẩm nào có thể giải được BAC, cách duy nhất là thời gian.

Độ rượu là đơn vị để đo nồng độ rượu tính bằng số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch (hỗn hợp rượu với nước). Độ cồn càng cao thì trong rượu càng có nhiều chất cồn, còn gọi là “rượu nặng” và ngược lại.

Bạn có thể tự tính độ cồn trong máu và thời gian cần để đưa độ cồn trong máu về 0 tính từ lúc uống xong, theo bảng dưới đây. Cách thức là nhập các chỉ số của mình tương ứng với các yêu cầu theo công thức, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn kết quả tham khảo.

Theo luật, tại Việt Nam, người điều khiển ôtô, xe máy, mô tô không được phép có cồn trong máu khi đang lưu thông.

Giáo sư, Tiến sĩ Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, cho biết khi uống rượu, trong máu mỗi người có các ngưỡng nồng độ cồn khác nhau nên thời gian chuyển hóa và trạng thái cảm xúc cũng khác nhau. Việc định lượng nồng độ rượu trong máu có thể xác định mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe ít hay nhiều của người uống, cụ thể như sau:

Nồng độ cồn 50-70 mg/100 ml máu có thể gây hưng cảm, nói nhiều hơn, bắt đầu có sự suy giảm kỹ năng nhẹ trong hành vi, cảm xúc.

Nồng độ cồn 80-100 mg/100 ml máu được coi là ngộ độc rượu. Các triệu chứng thường gặp như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, gây suy giảm kỹ năng, hành vi và không đủ năng lực để lái xe.

Nồng độ cồn 100-200 mg/100 ml máu khiến rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn. Người uống có thể tê bì chân tay hoặc mặt, da xanh xao, cảm xúc không ổn định, dẫn đến giảm khả năng nhận thức, quyết định.

Nồng độ cồn 200-300 mg/100 ml máu, bạn sẽ nói líu lưỡi, rơi vào trạng thái lú lẫn, nhớ nhớ quên quên, có thể mất trí nhớ hoặc không thể đi lại, phản ứng chậm.

Người không có khả năng dung nạp rượu, nồng độ cồn máu đạt đến 400 mg/100 ml sẽ bị ngộ độc rượu nặng, tụt huyết áp, mất khả năng vận động, có thể mất hoàn toàn ý thức, hạ thân nhiệt, bị ức chế hô hấp, hôn mê, thậm chí tử vong.

Về cách xác định độ cồn trong máu, bác sĩ Đức cho biết khi uống rượu hoặc bia, lượng cồn trong máu phụ thuộc vào 4 yếu tố: cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và nồng độ cồn trong đồ uống. “Ví dụ trong một chai rượu mạnh 40 độ, cứ 100 ml rượu sẽ có 40 ml cồn. Một người có cân nặng khoảng 60 kg, chỉ cần uống một chén rượu trung bình ta hay sử dụng, tương đương khoảng 65 ml rượu 40 độ, thì sau 30 phút, nồng độ cồn có thể đạt 50 mg/100 ml máu”, bác sĩ Đức giải thích.

Theo bác sĩ, không có một tiêu chuẩn chung uống bao nhiêu rượu bia là có hại, bởi nguy cơ khác nhau do phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống. Thậm chí một số người dễ bị tổn thương có thể tăng tính nhạy cảm đối với tính độc, kích thích tâm thần và gây nghiện của rượu bia. Các bằng chứng khoa học cho thấy với một số người, uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.

Rượu bia gây nhiều tác hại, điều này đã được các chuyên gia cảnh báo thường xuyên. Ảnh: Quick Startaz
Rượu bia thường xuyên được các chuyên gia y tế cảnh bảo là gây nhiều tác hại cho sức khỏe và an toàn cộng đồng nếu lạm dụng. Ảnh: Quick Startaz

Lạm dụng rượu bia không chỉ gây rối loạn tâm thần, xơ gan và tai nạn giao thông mà hậu quả còn đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều. Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương.

Cách thức uống rượu bia cũng phần nào giảm bớt say và mức độ ảnh hưởng sức khỏe. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết cách bớt say khi uống là không được để bụng đói, uống từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày. Uống khi dạ dày trống, rượu sẽ xuống ruột non rất nhanh và khiến người uống nhanh bị say. Nếu rượu ở trong dạ dày càng lâu, cồn sẽ bị hấp thu càng chậm, nên lâu bị say hơn.

Một số thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu bia là cơm trắng, bánh mì. Ngoài ra, không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác bởi dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt, thậm chí có nguy cơ tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao.

Các chuyên gia khuyến cáo nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn một ngày, nữ giới không quá một đơn vị cồn một ngày và không uống quá 5 ngày một tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức khoảng 3/4 chai hay lon bia 330 ml (5%) hoặc một cốc bia hơi 330 ml hay một ly rượu vang 100 ml (13,5%) hay một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Ba điều tuyệt đối không nên làm sau khi uống rượu, bia

Tắm gội, vận động mạnh hay ngồi trước quạt, đi ra ngoài trời lạnh là những việc chuyên gia khuyên tuyệt đối tránh sau khi đã uống rượu, bia.

Không nên đi ra ngoài trời lạnh hoặc ngồi trước quạt

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thủy – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu điều trị cai nghiện, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết khi mới vừa uống bia rượu, cơ thể chúng ta ấm lên và cảm thấy nóng. Do cồn kích thích làm mạch máu giãn nở, tuần hoàn máu tăng khiến da mẩn đỏ, thân nhiệt tăng. Lúc này, nhiều người cởi bỏ áo tuy nhiên sau đó mạch co, khiến chúng ta dễ nhiễm lạnh, mắc bệnh hay trúng gió. 

“Khi trong cơ thể đã có cồn, tốt nhất, bạn không nên đi ra ngoài lạnh hoặc ngồi dưới quạt quá mạnh sẽ khiến cho cơ thể dễ bị cảm lạnh, trúng gió”, bác sĩ Thủy khuyến cáo.

Ba điều tuyệt đối không nên làm sau khi uống rượu, bia
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thủy – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu điều trị cai nghiện, Bệnh viện Châm cứu trung ương. Ảnh: Ngọc Trang

Không nên vận động mạnh

Sau khi uống rượu, bia không nên vận động thể chất quá nhanh và mạnh như chơi thể thao, chạy bộ, làm việc nặng nhọc… Trong những trường hợp này, tập thể dục gây mất nước, mệt mỏi và yếu sức, có thể tạo ra những hậu quả có hại cho cơ thể. 

javascript:false

Rượu cũng tác động đến phản ứng, sức mạnh, sức chịu đựng của cơ thể, khiến cho buổi tập ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng, có thể gây chấn thương.

Không tắm, gội

Tuyệt đối không nên tắm ngay khi kết thúc bữa rượu, kể cả tắm bằng nước nóng. Hành động này có thể khiến hạ đường huyết và rất dễ bị ngất. Bên cạnh đó, việc này cũng khiến cơ thể hạ thân nhiệt, dễ trúng gió.

“Để phòng tránh hiện tượng trúng gió sau khi uống bia, rượu chúng ta phải giữ ấm cơ thể, mặc quần áo ấm. Người đã uống nhiều bia rượu cũng không nên đi ngoài đường, tránh việc tắm, gội để không làm hạ nhiệt độ cơ thể”, bác sĩ Thủy thông tin.

Vị chuyên gia cho hay theo từng thể trạng, cơ địa việc ngộ độc rượu hay say rượu, bia sẽ có nhiều mức độ khác nhau. 

Đối với người say rượu, bia biểu hiện nhẹ có thể xảy ra như không kiểm soát được cảm xúc, dễ nổi giận, chóng mặt, hoa mắt, đi không vững. Những người có biểu hiện say ở mức độ này chỉ cần nghỉ ngơi, sau khi nồng độ cồn trong cơ thể đào thải, giảm dần sẽ tỉnh táo.

Những trường hợp uống quá nhiều, quá mức đáp ứng của cơ thể có thể xảy ra tình trạng ngộ độc rượu ethanol. Say rượu quá mức cũng là một dạng ngộ độc rượu. 

Biểu hiện của ngộ độc rượu nặng là nôn nhiều, vã mồ hôi, giảm ý thức, thậm chí hôn mê. Nhiều trường hợp tím tái, vệ sinh không tự chủ… cần đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Thủy cũng khuyến cáo người dân uống chỉ nên dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.

Trong đó, một đơn vị cồn tương đương 10g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); một cốc bia hơi 330ml; một ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%).

Để giảm say, trước khi uống rượu nên ăn uống đầy đủ, có thể ăn thêm tinh bột, các thức ăn giàu lipid. Điều này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu rượu vào cơ thể. Sau khi tỉnh rượu, bạn nên ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thực phẩm có đường, đầy đủ dinh dưỡng đề hồi phục sức khỏe. 

“Đối với những người sử dụng nhiều rượu, bia khi thấy họ có biểu hiện như nói không rõ, ú ớ, gọi không phản ứng, thở yếu, tím tái, bất tỉnh, chân tay lạnh… cần đưa ngày đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời”, bác sĩ Thủy khuyến cáo.

Tuyệt đối không uống rượu bia khi dùng những loại thuốc này:

1. Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin

Nguyên nhân là do những loại thuốc này có chứa các enzym có tác dụng với rượu, có thể khiến cơ thể có những phản ứng như gây ra đau đầu, tức ngực, khó thở, đỏ bừng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn.

Tuyệt đối không uống rượu bia, dù chỉ 1 giọt khi dùng những loại thuốc này: Nội tạng bị phá nát, chẳng khác nào tự đầu độc chính mình
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)

Rượu và thuốc kháng sinh khi kết hợp dễ xảy ra phản ứng hóa học trong cơ thể tạo ra aceldehyde, nếu cơ thể chứa quá nhiều acetaldehyde sẽ bị ngộ độc, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mọi người.

javascript:false

2. Thuốc chống trầm cảm

Dùng thuốc chống trầm cảm mà còn uống bia rượu không chỉ khiến hệ thần kinh trung ương rơi vào trạng thái rối loạn, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ não bộ mà còn làm giảm tác dụng của thuốc, tình trạng trầm cảm sẽ làm trầm trọng thêm. Một số nhóm thuốc chống trầm cảm còn có thể gây ra những vấn đề về tim mạch và tăng huyết áp nguy hiểm khi kết hợp với bia rượu. Vì vậy khi đang dùng thuốc chống trầm cảm thì không nên uống bia rượu, đây là kiến thức bảo vệ sức khoẻ vô cùng quan trọng mà người nào cũng cần biết.

3. Thuốc hạ huyết áp

Tuyệt đối không uống rượu bia, dù chỉ 1 giọt khi dùng những loại thuốc này: Nội tạng bị phá nát, chẳng khác nào tự đầu độc chính mình - 1
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)

Đối với những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao phải dùng thuốc hạ huyết áp thì tuyệt đối không nên uống bia rượu. Bởi điều này sẽ làm trầm trọng thêm quá trình bài tiết nhanh của tiểu đảo tụy, do đó hàm lượng insulin trong cơ thể sẽ quá nhiều, đồng thời lượng đường trong máu cũng giảm xuống quá nhanh. Bên cạch đó, sự kết hợp này còn làm tăng gánh nặng cho gan, từ đó sinh ra các bệnh về gan hay còn gọi là bệnh gan.

4. Thuốc ngủ

Thuốc ngủ khi kết hợp với bia rượu sẽ ức chế hoạt động của vỏ não khiến đường huyết trong cơ thể bị giảm nhanh chóng, thậm chí sẽ sinh ra một lượng lớn chất gây tê liệt thần kinh. Không chỉ gây khó thở mà thậm chí còn phá hủy nội tạng, gây tổn thương rất lớn cho cơ thể. Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, bạn không nên uống bia rượu khi đang dùng loại thuốc này.

5. Thuốc giảm đau

Tuyệt đối không uống rượu bia, dù chỉ 1 giọt khi dùng những loại thuốc này: Nội tạng bị phá nát, chẳng khác nào tự đầu độc chính mình - 2
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)

Hầu hết các loại thuốc này sẽ có tác dụng kích thích mạnh đến dạ dày. Nếu kết hợp với bia rượu, dạ dày sẽ xuất hiện các vết loét, nghiêm trọng còn có thể gây chảy máu dạ dày, vô cùng nguy hiểm.

6. Thuốc điều trị khớp

Đối với người bị phong thấp khớp tuyệt đối không được uống bia rượu khi dùng thuốc này. Bởi   loại thuốc này

sau khi kết hợp với rượu làm tăng nguy cơ gây ra bệnh tim, các triệu chứng đột quỵ. Ngoài ra, không thể không kể đến những ảnh hưởng xấu đối với dạ dày và gan.

@Dr.Hoa Xà

Sau uống rượu bia bao lâu cơ thể thải hết cồn?

Giỏ hàng 0