NCV: TỪ ĐỨC DŨNG
https://nld.com.vn/khoa-hoc/nghien-cuu-thuoc-ho-tro-chua-ung-thu-20121212092939777.htm
PGS.TS. NGUYỄN KIM PHI PHỤNG
DS.PHAN ĐỨC BÌNH
https://thitruong.nld.com.vn/suc-khoe/my-pham-co-the-gay-hai-cho-suc-khoe-20160919085923642.htm
updated 2012 khoa học phổ thông số 189
(Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật TpHCM,số 189 phát hành 2-10-2009)
Như đã biết, xung quanh ta có vô số các loài thực vật, mỗi loài thực vật lại hàm chứa trong nó vô số các hợp chất hóa học. Việc tìm hiểu thành phần hóa học trong các loại cây là hết sức quan trọng, bởi vì từ đó chúng ta có thể hiểu rõ thêm một tính chất cực kỳ quan trọng, đó là hoạt tính sinh học. Việc tìm hiểu này đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành dược liệu phục vụ đời sống con người ngày một tốt hơn.
Nhờ sự trợ giúp đắc lực của khoa học – kỹ thuật, nhiều loại tân dược đã được điều chế bằng phương pháp tổng hợp. Song song với sự phát triển của các loại tân dược, những bài thuốc gia truyền của các danh y Việt Nam cũng dần được biết đến nhiều hơn. Với xu hướng sử dụng các loại dược phẩm từ thiên nhiên, những bài thuốc gia truyền đang được ngành dược phẩm và khoa học đặc biệt chú ý.
Với ưu thế là một nước có nhiều loại thực vật phát triển cùng với kho tàng y học cổ truyền, việc thăm dò và tìm ra các loài cây thuốc quý hiếm là một công việc cần thiết. Phần lớn các cây thuốc được thu hái và chế biến theo kinh nghiệm của từng địa phương. Do đó, việc khảo sát thành phần hóa học của cây thuốc giúp cho việc trị bệnh có hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, tại Việt Nam, người dân thường dùng các loại cây thuốc loài Hedyotis, họ Cà phê (Rubiaceae) để chữa rắn rết cắn, suy nhược thần kinh, đau xương cốt, các bệnh viêm nhiễm… và đặc biệt là dùng để chữa bệnh ung thư. Theo các nghiên cứu khoa học, loài này có chứa các hợp chất sterol như stigmasterol, b-sitosterol và acid triterpen như acid ursolic, acid oleanolic và các hợp chất này đã được các nghiên cứu khoa học cho biết có hoạt tính ức chế nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau và kể cả HIV.
Nhận thấy đây là một loài có nhiều tính năng chữa bệnh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: góp phần tìm hiểu sự hiện diện của triterpenoid, steroid, quinonoid trong một số cây thuộc chi Hedyotis và thử nghiệm hoạt tính sinh học của các hoạt chất này.
Giới thiệu về các cây thuộc chi Hedyotis – họ Cà phê (Rubiaceae)
1. Cây Hoa kim cương, tên khoa học là Hedyotis nigricans L., thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), mọc dọc vùng cát biển thuộc vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam có ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu… Thân cứng, tròn hay có 4 cạnh tròn, có lông mịn. Lá có phiến tròn dài, thon, to 3-4 cm, không lông, mặt trên đôi lúc tia nâu đen, gân phụ 4 cặp, cuống ngắn, lá đài 4-5, cao 3-4 mm, thon hẹp, tai 2 x 0,5 mm, namg hình cầu, to 2mm, không lông, hột nhiều. Thu hái chủ yếu ven vùng biển nắng như: Bình Thuận, Ninh Thuận….
2. Cây Răm núi, tên khoa học là Hedyotis merguensis Hook.f., thuộc họ 2. Cà phê (Rubiaceae), cỏ bò, thu hái có thể ở vườn hay vùng núi Quảng Trị, núi Dinh, Hưng Lộc, Lâm Đồng…phát triển mạnh vào mùa hè và mùa thu. Cỏ bò, có rể ở mắt, thân có lông sát dày, tròn lúc lớn. Lá có phiến tròn hay bầu dục, dài 2-7 cm, có lông mặt dưới nhưng không dày, gân phụ 5-7 cặp khó nhận tùy khu vực sống có thể gân so le hoặc đối, lá bẹ rất đặc trưng có 10-12 lông gai dài đến 1 cm. Chụm ở chót thân, hoa to, cao 10 – 15 mm, trắng, 4-5 phân. Nang 3 mm, không tự khai hột có khỏang 20 hộp. Thu hái có thể ở vườn hay vùng núi Quảng Trị, núi Dinh, Hưng Lộc, Lâm Đồng….
3. Cây An điền hai hoa (An điền hoa đôi, Cây đơn dòng, Cây nọc sởi), có tên khoa học là Hedyotis biflora L., thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), thường gặp ở sân, vườn từ bình nguyên đến trung du khắp nước ta. Thường phát triển mạnh mẽ về mùa hè và mùa thu. Ngoài ra, cây cũng có ở nhiều nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… Cỏ bò, không lông, có rễ ở mắt; thân hơi mập, phân cành nhiều. Lá có phiến thon hẹp, dài từ 1 đến 4 cm, gân phụ không rõ, cuống như có cánh; lá kèm có 2 răng. Tán ở nách và ở ngọn nhánh; có từ 2 đến 4 hoa màu trắng, đôi khi hơi tím. Quả nang nhẵn bóng, to 4 mm, nằm trong đài có 4 gân; hạt nhỏ, nhiều. Cây ra hoa, kết quả gần như quanh năm.
4. Cây An điền cỏ, có tên khoa học là Hedyotis herbaceae L., thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), là loài cây của Ấn Độ, Pakistan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Philippins. Ở nước ta, cây mọc ở vườn nơi có cát, nhất là ở vùng gần biển.
5. Cây Lữ đồng, có tên khoa học là Hedyotis heynii R.Br., thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), là loài cây phổ biến ở Ấn Độ, Madagascar, Việt Nam. Ở nước ta, cây thường gặp ở vùng đồng bằng miền Nam. Cây thảo hằng năm, cao từ 15 đến 40 cm, mảnh, không lông; thân có 4 cạnh tròn. Lá có phiến hẹp, dài từ 4 đến 6 cm, đầu nhọn, mỏng; gân phụ không rõ; lá kèm từ 2 đến 3 mũi, cao từ 1 đến 1,5 cm. Hoa đơn độc hoặc theo từng cặp, màu trắng, đài có 4 thùy, tràng có ống cao 1,2mm, trên cuống dài đến 1cm; hạt nhiều. Cây ra hoa quả quanh năm.
Thử tính kháng khuẩn
tại phòng thí nghiệm sinh lý động và sinh học phân tử thuộc khoa công nghệ sinh học- Đại học Khoa Học Tự Nhiên.
Thử trên (Gram âm)Escherichia coli, Salmonela typhi và (Gramdương)Staphylococus aureus, Bacillus subtilis.
Thực hiện trên 5 loại cao alcol và 5 loại cao nước của các cây. Cao được thử ở nhiều nồng độ khác nhau (200mg/ml, 100mg/ml, 50mg/ml). Hình chụp minh họa cho thấy kết quả rõ nhất với cao được thử ở nồng độ 100mg/ml.
Bảng 3: nồng độ thử kháng khuẩn 100mg/ml
Vi sinh vật & Mẫu thử | Bacillus subtilis | Salmonela typhi |
Hedyotis heynii | + | + |
Hedyotis herbacea | + | + |
Hedyotis biflora | + | + |
Hedyotis nigricans | + | + |
Hedyotis merguensis | + | + |
Dung môi | – | – |
(+): có kháng khuẩn
(-): không kháng khuẩn
Bảng 4: nồng độ thử kháng khuẩn 100mg/ml
Vi sinh vật & Mẫu thử | Staphylococcus aureus | E. coli |
Hedyotis heynii | + | + |
Hedyotis herbacea | + | + |
Hedyotis biflora | + | + |
Hedyotis nigricans | + | + |
Dung môi | – | – |
(+): có kháng khuẩn
(-): không kháng khuẩn
Thử nghiệm độc tính Brine Shrimp
Ấu trùng thử nghiệm là nauplius của ấu thể Artemia salina Leach 48 giờ tuổi.
Các mẫu thử nghiệm là các loại cao trích từ cây thực hiện theo sơ đồ 1 gồm có cao nước, cao etanol. Mỗi mẫu thử với nhiều nồng độ khác nhau, mỗi nồng độ thử với 3 ống nghiệm.
Mẫu chứng: DMSO, gossypol.
Các mẫu thử nghiệm và mẫu chứng sẽ được đưa vào ống nghiệm chứa ấu thể Artemia salina 48 giờ tuổi. Sau 24 giờ, đếm số ấu thể chết, dựa vào kết quả này để tính liều IC50. Quy trình thử nghiệm độc tính trên ấu thể Artemia salina được tóm tắt theo sơ đồ 1.
Kết quả thử nghiệm được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4: Kết quả thử nghiệm Brine shrimp
Cây thử | Nồng độ thử (µg/ml) | |||
1000 | 500 | 100 | 50 | |
H. nigricans | – | – | – | – |
H. biflora | – | + | + | + |
H. herbacea | – | – | – | + |
H. heynii | – | + | + | + |
H. merguensis | – | – | – | – |
Chú ý: (-) Nồng độ gây chết 50%
(+) Nồng độ không gây chết 50%
Nhận xét: kết quả thử nghiệm ở liều IC50 hiệu quả cao, đặc biệt trên cao alcol cây Hedyotis nigricans .L, Hedyotis merguensis Hook.f.. là những cây mới chưa ai nghiên cứu ở Việt Namc cũng như trên thế giới.
Ứng dụng bước đầu
Sau một thời gian nghiên cứu cơ bản về mặt hóa học cũng như hoạt tính của một số cây thuộc chi Hedyotis ở Việt Nam. Song song những nghiên cứu khoa học hiện đại kết hợp sự kế thừa các kinh nghiệm y dược cổ truỵền dân tộc càng làm sáng tỏ, minh chứng lâu nay dân gian đã phần nào trải nghiệm đúng đắn, tránh sự mò mẫm, không khoa học dễ dẫn đến sự tràn lan không hiệu quả. Trên cơ sở đó những nghiên cứu dược lý học đã cho thấy nước sắc hay thuốc thang với công thức kết hợp như sau: Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo (thành phần nghiên cứu chính và sự đa dạng hóa thay thế các cây tương tự cùng chi Hedyotis tác dụng như nhau như: Cỏ lữ đồng, bòi ngòi hai hoa, an điền cỏ, dạ cẩm…), Bồ công anh cho hiệu quả cao như thanh nhiệt, mát gan, giải độc, tiêu viêm. Đặc biệt để phổ biến, thông dụng hơn cho người dân, sau một thời gian áp dụng hiệu quả tại cơ sở 1 và cơ sở 2, thuộc phòng khám bệnh đông y đa khoa Hiệp Sanh Đường-Thành phố Nha Trang- Khánh Hòa do lần lượt ông Từ Đình Chinh và ông Từ Đình Hải chủ quản. Chúng tôi đã cải biến dưới dạng trà như thực phẩm chức năng, được đóng túi lọc chứa 2g, với cách dùng: cho túi trà vào ấm hoặc ly khoảng 200ml là vừa (đủ uống), hãm với nước nóng khoảng 2-3 phút rồi uống. Ngày uống từ 2-4 gói, càng uống càng có lợi cho sức khỏe, đối với người lớn tuổi có thể uống thay như nước uống hàng ngày để thanh nhiệt, giải độc ngủ ngon, với phương châm: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Lưu ý một điều, do khẩu vị của mỗi người mỗi khác vì vậy có thể kết hợp giữa hai gói trà này với một gói trà atiso để hợp khẩu vị hơn.
Bên cạnh đó trên thị trường hiện nay, chúng tôi cũng đã thấy nhiều sản phẩm trong và ngoài nước như : trà Bạch liên thào (VN), hay thuốc Bạch hoa xà thiệt thảo chữa tiêu viêm, amidan (Trung Quốc) với thành phần dược liệu chủ yếu có một số cây thuộc chi Hedyotis mà chúng tôi nghiên cứu. Như vậy giá trị nguồn dược liệu chúng tôi nghiên cứu không chỉ dừng lại làm sáng tỏ tính khoa học mà còn có những nghiên cứu mới trên sự đa dạng chi Hedyotis mà chưa ai nghiên cứu, điều này góp phần làm tăng sự phong phú, đa dạng nguồn dược liệu nước nhà.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Hiện nay, dân gian thường sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo Hedyotis diffusa và cỏ lưỡi rắn Hedyotis corymbosa để chữa trị viêm gan, rắn cắn, ung thư.
Ở Việt Nam có nhiều loài cây thuộc chi Hedyotis mà hình thái bên ngoài khá giống nhau, có thể gây ngộ nhận trong quá trình thu hái. Đôi lúc chúng ta cũng thắc mắc tại sao những cây thuốc chỉ có trên núi như vậy khó tiếp cận. Điều này cũng cho thấy chính vì người ta luôn nghĩ rằng cứ lấy cây nào đó giống giống trong dân gian là dùng, là được. Mặc khác, chúng ta cũng hay nhầm lẫn một cây có thể chữa nhiều bệnh điều này không khoa học. Ví dụ như trong các toa thuốc bắc hay thuốc nam khoa học khi kết hợp mỗi vị thuốc đặc trưng của mỗi cây rồi hòa vào nhau để tạo nên một thang thuốc chữa một bệnh chính yếu với các thứ yếu bệnh phụ. Trước hết có thể những cây thông thường ta đã khai thác gần hết song song cũng chính vì sự thiếu thông tin về chúng, đất vườn thu hẹp dần và sự vội vã xem thường dược liệu. Đã bao giờ chúng ta tự hỏi khi những bệnh nan y lại chạy sang hỏi y dược thiên nhiên. Thiết nghĩ, chúng ta nên sớm có cái nhìn thiết thực hơn về sau, kẻo những nguồn dược chưa biết đó biến mất trong chính tầm tay chúng ta.
Vì vậy qua đề tài này chúng ta sẽ có cái nhìn phân biệt chính xác mỗi loài cây tránh nhầm lẫn. Song song cũng góp phần tìm hiểu thêm những cây mới có vị thuốc vào kho tàng dược liệu Việt Nam. Đặc biệt hiện nay người ta có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc do thiên nhiên sau một thời gian thuốc tây cho là tân dược mà ít nhiều ảnh hưởng lâu dài chưa biết đươc. Chúng ta không phủ nhận sự ảnh hưởng tích cực rất lớn của thuốc tây. Ngày nay nhiều mô hình bệnh lý thực nghiệm đã cho kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng. Đó là nhờ sự kết hợp giữa y dược thiên nhiên và hóa dược một cách hiệu quả, khoa học nghiêm túc.
Tài liệu tham khảo: khoa học phổ thông số 189