Dr.Hoa Xà xin chào

Thắp sáng tư duy & cởi mở tâm hồn

Sự gian nan khi nghiên cứu làm sáng tỏ những cây có vị thuốc, vốn dĩ mỗi cây cỏ tồn tại có những sứ mệnh hình thành. Biết đâu đó, sự sáng tỏ những hoạt tính gợi mở những câu chuyện dấn thân cây có vị thuốc và chức năng được củng cố hiện thực. 

Chuyện không chỉ riêng ai

       Ngồi xuống uống trà

            NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC-DƯỢC TÍNH CÂY AN ĐIỀN ĐẦU NHỎ – Hedyotis microcephala PIERRE EX PIT., HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE)

Nguyễn Phương Dung1, Từ Đức Dũng2, Nguyễn Kim Phi Phụng2, Nguyễn Ngọc Sương2

           1Trường THPT Thái Hòa-Tân Uyên-Bình Dương

2Khoa Hóa – Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh

  1. GIỚI THIỆU

 Có khoảng hơn 180 loài Hedyotis họ Rubiaceae trên thế giới và được phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều loài Hedyotis như Hedyotis corymbosa, Hedyotis diffusa được sử dụng trong y học cổ truyền ở Việt Nam và Trung quốc để trị bệnh gan, nhiễm trùng, rắn cắn, u ác tính, viêm ruột thừa, viêm mủ da, ho, viêm gan, viêm thận, thấp khớp…[1,2,3],  An điền đầu nhỏ Hedyotis microcephala[2] là cây trên thế giới chưa được khảo sát về mặt hóa học và dược tính. Từ cây thu hái được ở rừng quốc gia Bù Gia Mập, huyện Phước Long tỉnh Bình Phước, chúng tôi đã cô lập được tám hợp chất gồm hỗn hợp stigmasterol và β–sitosterol tỉ lệ 1:1(1,2), Acid ursolic(3), 5-hydroxytmetylfurfural(4), β–sitosterol–3–βO–D-glucopyranosid(5), Etyl-1’–D–glucopyranoside(6), Acid 3–O–β–D-glucopyranosyloleannolic(7), Acid–Oα–L–rhamnopyranosyl–(1→3)–β–D–glucopyranosyloleanolic(8). Trong bài báo này, chúng tôi thông báo việc cô lập và xác định cấu trúc hóa học của  các triterpen(3) và triterpensaponin(7,8).

2.THỰC NGHIỆM:

2.1.NGUYÊN LIỆU: Cây được thu hái vào tháng 9 năm 2007 tại vườn quốc gia Bù Gia Mập huyện Phước Long tỉnh Bình Phước và được nhận danh khoa học là Hedyotis microcephala bởi dược sĩ Phan Đức Bình Phó tổng biên tập bán nguyệt san“Thầy thuốc và Sức khỏe” và Viện nghiên cứu sinh học TP.Hồ Chí Minh. Bộ mẫu cây ép khô đã lưu trong quyển sách lưu giữ tiêu bản thực vật, ký hiệu US-C021, tại bộ môn Hóa hữu cơ, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, TP.Hồ Chí Minh.

2.2.THIẾT BỊ:  Phổ NMR đo trên máy Brucker Avance 500 (500 MHz cho phổ 1H-NMR và 125 MHz cho phổ 13C-NMR). Điểm nóng chảy trên đo khối Maquenne.

2.3.PHƯƠNG PHÁP: Cây tươi (7,5kg) sau khi thu hái được rửa sạch, sấy khô và xay nhuyễn thành bột  (1,4kg) và  được ly trích bằng phương pháp ngâm dầm với dung môi Etanol ở nhiệt độ phòng thu được cao Etanol thô (103,6g). Dùng phương pháp trích pha rắn silica gel đối với cao thô Etanol, giải ly lần lượt bằng các đơn dung môi từ không phân cực đến phân cực: eter dầu hỏa (60-900C), Benzen, cloroform, etyl acetat và metanol thu được các cao tương ứng: eter dầu hỏa (16,1g), Benzen(8,1), cloroform (4,2g), etyl acetat (13,9g) và metanol (39,2g). Sắc ký cột nhiều lần trên các cao này thu được tám hợp chất trong đó có acid ursolic (95mg), Acid 3–O–β–D–glucopyranosyloleannolic(29mg), Acid–Oα–L–rhamnopyranosyl–(1→3)–β–D–glucopyranosyloleanolic(23mg).

3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hợp chất (3): Dạng bột màu trắng, đnc. 289–2920C. 1H-NMR(500 MHz, CDCl3): d (ppm) 5.24 (1H, dd, 4.0 và 3.5Hz, H-12), 3.20 (1H, dd, 9.0 và 7.0Hz, H-3), 2.20 (1H, d, 11.0Hz, H-18), 1.09, 0.98, 0.92, 0.81 và 0.77 (mỗi tín hiệu 3H, s, H3-27, H3-25, H3-26, H3-24 và H3-23), 0.94 và 0.86 (mỗi tín hiệu 3H, d, 6.5Hz, H3-30, H3-29). 13C-NMR(125 MHz, DMSO): d (ppm) 178.7 (C-28), 138.0 (C-13), 125.5 (C-12), 78.8 (C-3), 55.4 (C-5), 52.8 (C-18), 48.2 (C-17), 47.6 (C-9), 42.0 (C-14), 39.6 (C-8), 39.1 (C-19), 38.8 (C-20), 38.8 (C-1), 37.0 (C-10), 36.8 (C-4), 36.7 (C-22), 33.0 (C-7), 30.7 (C-21), 28.3 (C-15),  28.2 (C-23), 27.4 (C-2), 24.4 (C-16), 23.6 (C-27), 23.3 (C-11), 21.3 (C-30), 18.4 (C-6), 17.0 (C-29), 16.9 (C-26), 15.7 (C-25) và 15.5 (C-24). Khi so sánh dữ liệu phổ của (3) với acid ursolic[6] thấy trùng khớp vậy (3) là acid ursolic. Hợp chất này đã cô lập nhiều lần từ các cây cùng chi Hedyotis, và đã được chứng minh là có khả năng ức chế một cách hiệu quả sự phân bào đối với các tế bào ung thư trong môi trường nuôi cấy như tế bào ung thư A549 (phổi người), SK-OV-3 (buồng trứng), SK-MEL-2 (da), XF489 (não), HCT-15 (ruột kết), SNU-1 (dạ dày), L1210 (bệnh bạch cầu) và B16-F0 (u hắc sắc tố)[5].

Hợp chất (7): Dạng bột màu trắng. đnc. 214oC (kết tinh trong metanol), 1H-NMR (500MHz, DMSO-d6): δ ppm 5.16 (1H, brs, H–12), 4.15 (1H, d, 8 Hz, H–1’), 3.64 (1H, d, 11Hz, H-6a), 3.42 (1H, d, 11Hz, H-6b), 3.14 (1H, dd, 16.5 và 8.0Hz, H-3), 3.10 (1H, m, H-4), 3.08 (1H, m, H-5), 2.75(1H, dd, 14.0 và 4.5 Hz, H-18). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ ppm 178.4(C-28), 143.7(C-13), 121.4(C-12), 105.2(C-1’), 87.8(C-3), 76.8(C-3’), 76.5(C-5’), 73.9(C-2’), 70.1(C-4’), 61.2(C-6’), 54.9(C-5), 47(C-9), 45.6(C-17), 45.4(C-19), 41.2(C-14),  40.7(C-18), 38.8(C-8),  38.6(C-4),  38.1(C-1), 36.2(C-10), 33.3(C-21), 32.7(C-29), 32.3 (C-7), 32,0(C-22), 30.3(C-20), 28.8(C-2), 27.1(C-23), 27.6(C-15), 25.4(C-27), 23.3(C-30), 22.8(C-16), 22.6(C-11), 17.7(C- 6), 16.7(C-26), 16.3(C-24), 15.0(C-25). Khi so sánh dữ liệu phổ của (7) với tài liệu tham khảo[7] thấy có sự tương hợp nên (7) được đề nghị là acid 3–Oβ–D–glucopyranosyloleanolic.

Hợp chất (8): Dạng bột màu trắng, đnc. 232 oC. ESI–MS: m/z = 769 [M-H2O+Na]+ (C42H68O12), 1H-NMR (500 MHz, pyridin-d5 ): δ ppm 5.89 (1H, s, H–1”), 5.35 (1H, s, H-12), 3.24 (1H, dd, 11.0 và 4.0Hz, H–3), 4.73 (1H, dd, 8.0Hz, H–1’), 4.65 (1H, m, H–5”),  4.56 (1H, dd, 9.5 và 9.0Hz, H–2”), 4.34 (1H, dd, 9.5 và 9.0Hz, H–3”), 4.31 (1H, dd, 12.0 và 2.0Hz, H–6’a),  4.17 (1H, dd, 6.5 và 5.5Hz, H–6’b), 4.14 (1H, dd, 12.5 và 8.5Hz, H–13’), 4.08 (1H, t, 9.5Hz, H–4”), 3.87 (1H, dd, 18.0 và 9.5Hz, H–4’), 3.85 (1H, m, H–5’), 3.80 (1H, dd, 8.0 và 2.0Hz, H–2’), 3.08 (1H, dd, 13.5 và 4.0 Hz, H–18), 1.55 (3H, d, 6.0Hz, H3–6”), 1.15, 1.13, 0.89, 0.87, 0.85, 0.81,0.69); (mỗi tín hiệu 3H, s, H3–23, H3–27, H3–30, H3–24, H3–29, H3–26, H3–25). 13C NMR (125MHz, pyridin-d5): δ ppm 180.8 (C-28), 144.2 (C-13), 122.0 (C-12), 89.3 (C-3), 55.3 (C-5), 47.4 (C-9), 46.4 (C-17), 46.0 (C-19), 41.6 (C-14), 41.4 (C-18), 39.1(C-8), 38.8 (C-4), 38.2 (C-1), 36.4 (C-10), 33.7 (C-7), 32.7 (C-29), 32.6 (C-21), 32.6 (C-22), 30.2 (C-20), 27.8 (C-23), 27.7 (C-2), 25.8 (C-15), 25.6 (C-27), 3.2 (C-16), 23.2 (C-30),  23 (C-11), 17.9 (C-6), 16.8 (C-26), 16.5 (C-24) và 14.9 (C-25).Từ những dữ liệu phổ có được và các tài liệu tham khảo [7] thấy có sự tương hợp, nên (8) được đề nghị là acid 3–Oα–L–rhamnopyranosyl–(1→3)–β–D–glucopyranosyloleanolic.

  1. KẾT LUẬN

Tám hợp chất được cô lập từ cây An Điền đầu nhỏ Hedyotis microcephala, trong đó acid ursolic đã được chứng minh có tác dụng kháng nhiều dòng tế bào ung thư như: ung thư cổ tử cung, dạ dày, ruột kết, phổi, da, chống sỏi mật và tái tạo tế bào gan[5] Ngoài ra, acid ursolic còn là hoạt chất có tác dụng lợi tiểu, giải độc, kháng sinh[4], (7) và (8) là hai hợp chất lần đầu tiên được biết đến có sự hiện diện trong chi Hedyotis. Hiện nay các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục trên các cao còn lại và cao rễ của cây An điền đầu nhỏ Hedyotis microcephala cũng như dược tính của cây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, (1997), trang 103-104, NXB Y học, Tp. Hồ Chí Minh.

[2]. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, (2000) Quyển 3, trang 122, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

[3]. Jing-Feng Zhao, Qin-Mei Yuan, Xiao-Dong Yang, Hong-Bing Zhang, Liang Li, Helvetica Chimic Acta, (2005) 88, 2532-2536.

[4]. Phan Đức Bình (2000), Tạp chí Thuốc và Sức khỏe, số 168, trang 32.

[5]. Kim Sung Hoon, Ahn Byung-Zun, Ryu Shiyong (1998), “Antitumor effects of ursolic acid isolated from Oldenlandia diffusa”, Phytotherapy Research, 12(8), pp. 553-556.

[6]. M. Goretti V. Silva1, Icaro G. P. Vieira, Francisca N. P. Mendes, Irineu. L. Albuquerque, Rogerio N. dos Santos, Fabio O. Silva and Selene M. Morais, Molecules, (2008) 13, 2482-2487.

[7]. Laura Alvarez, Alejandro Zamilpa, Silvia Marquina, anh Manases Gonzalez (2003), “Two new oleanolic acid saponins from the roots of Viguiera hypargyrea, Revista de la sosiedad Quimica de Mexico, 47, Num. 2, 173-177.

SOME OF THE NEW RESEARCHES INTO THE STUDY ON PHARMACOLOGICAL & CHEMICAL CONSTITUENTS OF

Hedyotis microcephala PIERRE EX PIT., FAMILY OF RUBIACEAE

Abstract. Some wild herbs of Hedyotis such as Hedyotis corymbosa, Hedyotis diffusa have been used in Vietnamese traditional medicine to cure infection, snake bite and cancer. Hedyotis microcephala is species that has not yet been chemically and biologically studied. From the whole plant of Hedyotis microcephala, collected at the national garden of Bu Gia Map, Phuoc Long district, Binh Phuoc province, eight compounds were isolated. From the petro ether extract of the aerial part, a mixture of  stigmasterol và β-sitosterol (1:1) (1 & 2) was isolated. From the benzene extract, two compounds were found: ursolic acid (3) and 5–hydroxymetylfurfural (4). From the ethyl acetate extract, we isolated three compounds: β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranoside (5), etyl Oβ– D–glucopyranoside (6) and 3–Oβ–D–glucopyranosyloleannolic acid (7). From ethanol extract of the roots, 3–Oα–L–rhamnopyranosyl–(1→3)–β–D–glucopyranosyloleanolic acid (8) was isolated. Among them, (7),(8) are new compounds of Hedyotis species. The chemical structures were determined based on spectroscopic methods: FT-MS, 1D and 2D-NMR. The research is still conducted on the chloroform and methanol extracts of the aerial parts and on extracts of the roots.  

Keywords: Hedyotis microcephala

Giỏ hàng 0