“THUỐC”: ngắn hay dài?
Qui trình sản phẩm “thuốc”: trước 2010 qui trình 48 tháng tối ưu nhất, sau 2010 dài hơn trước rất nhiều!
vì sao?
cũng như một tách trà vậy?
có loại phổ thông (vài chục ngàn đồng/kg) – cũng là trà có loại như Oolong (vài trăm nghìn đến vài triệu vnđ/100gram) và cũng tên “trà” có loại thảo dược,và cũng có loại “thực phẩm bảo vệ sức khỏe”.
còn lại phụng sự sức khỏe hay lợi nhuận,sẻ chia & đồng hành?
như câu chuyện bên lề:thời gian như chiếc đồng hồ vậy?
Biết đủ còn phước đức hơn làm từ thiện
Tôi mua một chiếc đồng hồ khoảng tám trăm ngàn đồng VN vào năm 2007 ở một siêu thị trên đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn. Đến nay sau 16 năm vẫn còn xài tốt. Đối với tôi, nó chỉ cần chạy bền và chính xác. Tốn hàng trăm, hàng tỷ cho món này để thể hiện sự giàu sang là không cần thiết. Dù bao nhiêu tiền thì nó cũng chỉ có 24h/ngày thôi.
Minh Nhựa, một thiếu gia chuyên chơi siêu xe và mô tô khủng khét tiếng, nay cũng đã chán cái sự chơi bời, bắt đầu bước vào đường tu luyện, làm giàu cho cái phần bên trong.
Người ta sẽ làm gì với một cỗ máy 800 sức ngựa trong điều kiện giao thông mà chỉ cần 200 mã là đủ cho mọi nhu cầu? Phần công suất dư thừa đó ngốn cả một đống tiền, tiêu thụ nhiên liệu và xả ra lượng khí thải gấp nhiều lần so với với một chiếc xe bình thường. Không chỉ sắm xe dư mã lực, nhiều người còn mua cả bộ sưu tập vài chiếc, vài chục chiếc, cá biệt có cả con số trăm xe. Đó chẳng phải là tiêu dùng thông minh. Chỉ là tạo ra gánh nặng nơi bản bản thân và gián tiếp gây sự thiếu hụt cho đồng loại.
Trong cái xã hội phồn thực này, sự dư thừa có cả nơi người giàu và người nghèo.
Phổ biến nhất là dư thừa cơm ăn, áo mặc. Người ta cứ nấu cho dư rồi để thiu, đem đổ rác. Công nhân ở phòng trọ cũng chơi trò ép trẻ ăn. Hiếm có nhà nào mà nấu đủ dùng trong bữa, dọn ra ăn xong chỉ có mang đi rửa chén bát. Cứ phải nhiều lên, dư ra. Bởi thế nhà nào cũng sắm cái tủ lạnh to đùng. Áo quần thì hầu như là mặc không hết. Chúng thường xuyên trở thành đối tượng dọn tủ đem đi cho.
Đối với bậc trung lưu trở lên thì cái sự thừa nó không đơn giản như thế. Có vô số người thừa phòng, thừa nhà, thừa đất, thừa tiền, thừa vật chất tiện nghi. Tất nhiên, ở đây nói thừa là so với nhu cầu sử dụng trong thực tế chứ không so được với lòng tham (vốn vô đáy) của con người. Người ta cứ nỗ lực miết cho cái sự kiếm sống và tích trữ, làm như quỹ thời gian cuộc đời của họ còn cả trăm năm và không có mục đích nào cao hơn nữa để hướng tới.
Nhu cầu cơ bản của một người có 3 tỷ so với người có 30 tỷ, 300 tỷ, 3.000 tỷ là không mấy khác nhau. Chỉ khả năng làm hư đốn con cháu của người thừa tiền là cao hơn nhiều.
Ít người làm từ thiện một cách thông minh và có trách nhiệm. Người ta cứ dành một tỷ lệ thu nhập để mang đi cho mà không cần biết là sự giúp đỡ đó sẽ khiến cho phía thụ hưởng được mạnh lên hay yếu đi, trở nên tự do hay lệ thuộc, phát triển hay thụt lùi. Đa phần nghĩ làm từ thiện là hùn phước, tạo đức. Nhưng tội lỗi nhất là làm cho người khác mất ý chí. Mất tiền của có thể không nghèo. Mất ý chí là nghèo chắc luôn. Những nơi nhận từ thiện nhiều nhất thường là nơi nghèo khó bền vững nhất.
Trong khi chưa biết giúp đời sao cho tốt, việc dễ và trong tầm kiểm soát của bản thân, là tạo ra một lối sống vừa đủ. Mọi thứ bên ngoài, nếu bạn không gắng vơ vét về phần mình, tự khắc chúng sẽ có đường đi của chúng.
Nếu biết rằng 80% của cải trên mặt đất thuộc về vài % dân số, thì chúng ta sẽ hình dung sự liên đới giữa cái nghèo nơi này và sự giàu nơi kia. Giả như tất cả nhân loại đều trở nên tỉnh táo, yêu thương, chỉ lấy dùng đủ phần mình, thì không một ai trên thế giới này còn bị rơi vào cảnh thiếu thốn nữa.
Và như thế, biết đủ còn tốt hơn đi làm từ thiện.
ST DQL
Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.
Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội vã rời…
Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
Ngoài hiên, đâu thấy hoa hồng nở
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.
Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
” Đáy nước tìm trăng” mà vẫn lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà…
Vội quên, vội nhớ vội đi, về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
Có ai Giác lộ bàn chân vội
” Hỏa trạch” bước ra, dứt não nề…
đôi khi không cần làm gì,cũng như đang làm gì tự nhiên.
13August 2023 ✍🏻
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
VNUSLAB
Welcome to Prof NGUYEN Lan Dung on the occasion of The great 1000th year anniversary of THANGLONG-Hanoi together with The National Biosciences conference for Tomorrow city 2010! RDCIP.COM coming
Thí…nghiệm, thí rồi nghiệm?
VNUSLAB ngồi xuống uống trà cùng Dr.Hoa Xà RDCIP.COM
Kết nối trái tim
MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT – ngày ấy and NOW
“Nice & Professional” hội SÂM VIỆT sớm ra đời 2022
PCT thường trực tỉnh Khánh Hòa – chủ tịch liên hiệp hội khoa học Khánh Hòa. SÂM NGỌC LINH-K5
Ba ơi! con đậu trường Y rồi Ba ơi
Ba vui lắm, ông nội vui lắm, sỹ diện nhà Ba vui lắm… lắng nghe-biết cảm ơn-tri ân vậy đã thành nhân rồi con nhé. Con đường đi xa hay gần, vinh hay điều tiếng..tất cả do ta chọn từ “hiểu biết mà ra”.
@Dr.Hoa Xà
THUỐC và “bệnh”
phòng bệnh hơn chữa bệnh,
cây có vị thuốc & thực dưỡng quanh ta,ngồi xuống uống trà.theo quý cả nhà,gần đây xu hướng từ tây phương,khuyến cáo dùng “thuốc” hay “thực phầm chức năng gần gủi thảo dược”?
có chăng,’gần gủi các sản phẩm tự nhiên!