“Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình! Please, keep your dream alive!”
“Never give up!”
Khi đưa cho bạn một phương pháp, suy nghĩ bên trong bạn thường thôi thúc bạn làm theo, bắt chước để đạt một đích đến nào đó. Không ít người khi đau khổ muốn được trao cho một phương pháp thoát khổ. Nhưng không có bất cứ phương pháp nào giúp bạn thoát khổ một cách triệt để. Mọi cách thức đều vô ích. Cho đến khi bạn nhận biết bản chất của suy nghĩ và đau khổ, đó là lúc bạn không còn bị chúng dẫn dắt nữa. Tự do bắt đầu từ nhận biết và “cuối cùng” ở nhận biết.
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
@Dr.Hoa Xà
UY TÍN của bạn chính là thương hiệu
- chuyện bên lề
- Daily Outfit
- Dr.Hoa Xà xin chào
- HOA XÀ GIẢI ĐỘC – Functions
- Inspiration
- IP L&LAW
- Khoa học phổ thông
- Lifestyle
- Nghiên cứu khoa học
- Ngồi xuống uống trà
- Start-Up EURÉKA
- Uncategorized
- VNUSLAB
CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ, PHẢI CÓ MỚI HAY
Biến thách thức thành cơ hội
.
Bạn biết không, cùng một tình huống thì bạn phản ứng thế nào nó liên quan đến nội lực của bạn như vậy
Chẳng hạn đơn giản thế này, bạn gửi xe ở một khu chung cư, xong bạn mất chìa khóa xe, vì bạn cắm ở xe. Bạn không biết làm gì. Chủ yếu sẽ có hai cách phản ứng thế này
Cách phản ứng thứ nhất là hốt hoảng: chạy đi tìm khắp nơi, chạy lên nhà chung cư của mình tìm lục đi lục lại, rồi lại chạy xuống, xong rồi tìm xung quanh, xong rồi thấy mệt mỏi quá mới ra hỏi anh bảo vệ là, “Anh ơi, anh có thấy chìa khóa xe của em đâu không?”. Xong không thấy liền mặt nghệt ra, xong bắt đầu tìm cách gọi cho mọi người xem có ai có cách nào để lấy cái xe lên hay không, gọi thợ đến thế nào. Đấy là cách phản ứng thứ nhất, gần như là hốt hoảng và mất kiểm soát
Cách phản ứng thứ hai thế này, bạn hỏi anh bảo vệ xong, bảo “Không thấy!” bạn xin trích xuất camera. Bạn sẽ không được trích xuất, bạn phải gọi cho ban quản lí. Thế là bạn đã có số của anh bảo vệ (bạn có thể xin ngay lúc đấy), bạn có thể có số của ban quản lí (nó cũng không quá khó khăn đâu), xong rồi bạn có thể đứng đấy nói chuyện với mọi người
Một hồi sau, trước khi bạn tìm lại cái khóa xe, mà có lẽ sự việc nó không nghiêm trọng đến thế, thì bạn đã có thể được xem camera, bạn đã có số của ban quản lí, có số của bảo vệ, và bạn có thể làm gì tiếp đấy với tòa nhà đấy theo kiểu mở một hội chợ bán nhỏ, hay theo kiểu như là sau này bạn có thể buôn bán nội bộ. Bạn có thể kết hợp kiểu như là kết hợp với ban quản lí để thành một đại lí cho thuê những phòng nhỏ ở chung cư mà không có người ở
Cái khả năng xoay chuyển tình thế này, nó gọi là khả năng vượt khó, mà tiếng Anh dịch ra đơn giản thế này, là chuyển biến từ những thách thức và trở ngại thành cơ hội cho mình. Cái vấn đề mấu chốt ở đây là bạn đừng hiểu đây là một kĩ năng, mà bạn phải hiểu nó là sự chuyển biến ở trong nội tâm bạn
Chỉ ở trong nội tâm của những người rất vững mạnh hoặc có những áp lực, có những sự đau khổ, có những sự dồn nén, mà buộc họ phải bước qua khỏi những làn ranh của sự ngại ngần, tự ái, đau khổ về bản thân, thì họ mới có xu hướng là: gặp việc – giải quyết, gặp việc – tìm cách giải quyết, chạy đến đi, hỏi đi, nói đi, cơ hội ở ngay trước mắt. Đấy là những người mà người ta gọi là chỉ số vượt khó của họ cao hơn người bình thường.
Còn thực ra thế này, hoảng loạn và mất phương hướng là thứ mà ai cũng làm được, nhưng mà chuyển biến sự hoảng loạn và mất phương hướng đấy thành một mục đích, thành một ánh sáng, thành một cái gì rực rỡ hơn, đúng là số ít hơn làm được. Và số ít hơn này, họ thường thành công là vì thế
Với kinh nghiệm của tôi, tôi chưa gặp ai mà có chỉ số vượt khó này tốt mà họ lại không thành công cả, đấy là sự thật. Tất nhiên thành công không phải là mục tiêu của đời người, nhưng mà để thành công phải có cái chỉ số vượt khó này, biến cái thách thức và trở ngại thành cơ hội
Vạn sự tại tâm, cố lên bạn nhé!
Cuộc đời dù tốt xấu
Mọi chuyện cũng sẽ qua
Cả một đời tranh đấu
Cũng thành cát bụi mà..
Mưa tạnh rồi lại rơi
Phồn vinh hay hiu hắt
Cũng sẽ hết một đời
Hôm nay hoa vẫn nở
Mây và gió vẫn bay
Em và tôi còn thở
Cứ yêu thế giới này
Ngày sau đong đếm lại
Thấy cuộc đời thật hay
Vì mình không “tồn tại”
Mà đang “sống” mỗi ngày.
P/s: “..hôm nay, bước chân đầu tiên ra đường đến bước chân sau cùng lên giường, nguyện thực tập yêu thương, dù đời hay người chẳng dễ thương với mình.”| Thích Tâm Nguyên
- dấu chân âm thầm,như một tài sản chân tình
- Top 100 và cái chỉ nhẹ
- phòng bệnh hơn chữa bệnh?
- Được việc-được chuyện-được gì nửa?
- nụ cười tháng 10
VNUSLAB
Thí…nghiệm, thí rồi nghiệm?
dấu chân âm thầm,như một tài sản chân tình
Top 100 và cái chỉ nhẹ
phòng bệnh hơn chữa bệnh?
Bất kể con có thuần khiết ra sao, khi gặp người phức tạp, thì trong mắt họ, con cũng trở thành người tâm cơ.
Bất kể con có chân thành cỡ nào, gặp người hoài nghi, thì trong mắt họ, con cũng thành người đáng ngờ.
Bất kể con có hiểu biết cỡ nào, gặp người không biết, con cũng chỉ là người mờ mờ mịt mịt, vu vơ những thứ không đâu.
Thế nên …
Đôi lúc vấn đề không phải nằm ở chỗ con không đủ tốt, mà là con chưa gặp được đúng người.
Đôi lúc vấn đề không nằm ở chỗ con không đủ chân thành, mà sự chân thành đó đã đặt sai chỗ.
Đôi lúc vấn đề không nằm ở chỗ con không thấu hiểu, mà có những thứ chẳng đáng để bận tâm.
Xin người sống chậm lại, để thấy lòng an yên !
Trầm Hương
Chắc có lẽ nhờ cái thẻ này, mà trước đây, tôi có dịp rờ và thấy được sự chìm xuống nước của cái gọi là “trầm hương”, đúng nghĩa chữ “trầm” (chìm xuống) mà Thầy đã dạy trong thuật ngữ “trầm hiện” (precipitate/le précipité), trong hóa học có nghĩa là “hiện ra và chìm xuống”. Thầy đã chọn cách phiên dịch theo từ nguyên (etymology) và nghĩa bóng.
Vì precipitate đi từ tiếng Latin praecipitatus (âm ra tiếng Anh), còn tiếng Anh thì có nghĩa là “throw down”.
Với định nghĩa trong hóa học, precipitate (v): cause (a substance) to be deposited in solid form from a solution.
Bên địa chất cũng có thuật ngữ tương tự là “trầm tích” (sediment, deposit).
Sau 1975, thì bị bắt dịch là “kết tủa”!
Xin trình bày để rộng đường dư luận, để biết có trước có sau, minh bạch, chớ không phải muốn nói gì thì nói nha!
Trân trọng
GS.LÊ NGỌC THẠCH chia sẻ
NỤ CƯỜI hồn nhiên của cha và con yêu thương, người đồng bào M’ NÔNG. ĐA VĂN HÓA – SỰ HIỂU – SỰ BIẾT – KẾT NỐI YÊU THƯƠNG
CỘI NGUỒN
“Bậc thánh nhân chỉ làm việc chứ không tranh giành. Vì không tranh giành nên thiên hạ không ai giành giật với mình. Thậm chí, người không tranh giành còn thắng được kẻ khác là bởi mỗi việc họ làm đều phù hợp với bản tính con người, lợi người chứ không hại người.” (Lão Tử)
Việc tranh giành phần hơn, thực chất chính là một biểu hiện của việc chưa đủ trí tuệ. Người trí tuệ kiến tạo con đường, người còn mông muội tranh giành hoa trái trên con đường ấy.
Người có chí khí như tùng bách, họ nguyện đương đầu với thác ghềnh, làm cái cây tỏa bóng mát hiến tặng cho đời. Họ nhận biết tinh tế cái mà mọi người cần ở họ, để rồi trở thành chính họ. Đầy tự nhiên, đầy giá trị.
GIEO TRỒNG DUYÊN