Dr.Hoa Xà xin chào

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ở NHÀ THUỐC

(Communication Skills in Pharmacy Practice)

👨🏾‍⚕️👩🏿‍⚕️KỸ NĂNG GIAO TIẾP Ở NHÀ THUỐC

(Communication Skills in Pharmacy Practice)

TS.DS Huỳnh Lời (20-Dec-2022)

BÀI 1: NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN

(Ethical Behavior when Communicating with Patients)

Giá trị đạo đức trong hành nghề y dược được xây dựng trên 7 nguyên tắc cơ bản (Underlying Ethical Principles). Nếu thực hành đúng những điều này, người thầy thuốc đem lại hạnh phúc cho cho cộng đồng và cho chính mình. Trang đầu tiên trong 28 tập sách của cụ Hải Thượng Lãn Ông nói về đạo làm thầy thuốc (Y huấn cách ngôn). Trong sách này, Cụ Hải Thượng có răn dạy: Ba đời làm thầy thuốc thì đời sau con cháu làm nên khanh tướng.

Bảy nguyên lý đạo đức là:

1. KHÔNG GÂY HẠI – NON-MALEFICENCE

2. ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHO NGƯỜI BỆNH – BENEFICENCE

3. TÔN TRỌNG SỰ TỰ CHỦ THAY VÌ ÉP BUỘC – AUTONOMY VERSUS PATERNALISM

4. CHÂN THÀNH VÀ NÓI THẬT – HONESTY AND TRUTH TELLING

5. THỎA THUẬN VỚI THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ – INFORMED CONSENT

6. BẢO MẬT – CONFIDENTIALITY

7. TRUNG THỰC – FIDELITY

GIẢI THÍCH

1. KHÔNG GÂY HẠI – NON-MALEFICENCE

Điều này có ghi trong lời thề Hippocrates. Điều đầu tiên là không gây hại (Primum non nocere – “first, do no harm”). Điều gây hại có thể cố ý hoặc vô tình (vd do nhầm lẫn: bán Zyrtec (Cetirizine) thuốc dùng trị dị ứng) bằng Zyprexa (olanzapine) (Thuốc dùng trị bệnh thần kinh)

2. ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHO NGƯỜI BỆNH – BENEFICENCE

Đem lại lợi ích hoặc ít nhất không gây hại.

Phải cân nhắc giữa lợi ích và tác hại (risk-to-benefit relationship). Vd dùng quinolone cho trẻ em.

Phải xem xét việc cho thuốc trên nhiều vấn đề:

• Có tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật không?

• Liệu có làm giảm các triệu chứng, đau đớn?

• Có chữa khỏi bệnh không?

• Ngăn chặn cái chết kịp thời?

• Cải thiện tình trạng chức năng hay duy trì tình trạng sức khỏe?

• Nội dung tư vấn của nó có giúp cải thiện tình trạng và tiên lượng của bệnh nhân không?

• Thuốc có giúp tránh gây hại cho bệnh nhân trong quá trình chăm sóc không?

3. TÔN TRỌNG SỰ TỰ CHỦ THAY VÌ ÉP BUỘC – AUTONOMY VERSUS PATERNALISM

Quyền tự chủ thuộc về người bệnh. Thông tin là điều cốt yếu giúp bảo vệ quyền tự chủ.

4. CHÂN THÀNH VÀ NÓI THẬT – HONESTY AND TRUTH TELLING

Phải nói thật cho người bệnh về tình trạng, quá trình, điều trị, giá cả và thay thế. Đôi khi nói thật và “quyền điều trị” xâm phạm nhau vd nói tất cả các td phụ thì bn bỏ điều trị.

5. THỎA THUẬN VỚI THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ – INFORMED CONSENT

Thông tin đầy đủ giúp sự tự chủ của người bệnh.

Những thông tin trao đổi bao gồm

• Chẩn đoán hoặc bản chất của tình trạng cần điều trị,

• Mục đích và bản chất riêng biệt của điều trị,

• Rủi ro và các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến phương pháp điều trị được đề xuất,

• Tất cả phương pháp hoặc quy trình điều trị thay thế hợp lý và thảo luận về các rủi ro và lợi ích tương đối

• Xác suất thành công của phương pháp điều trị được đề xuất.

6. BẢO MẬT – CONFIDENTIALITY

Không chia sẻ thông tin cho bất cứ ai nếu người bệnh không cho phép.

Lời thề Hippocrates nêu rõ, “những gì tôi có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy trong hoặc ngoài quá trình điều trị . . . không được phép lan truyền ra ngoài, tôi sẽ giữ cho riêng mình, đáng xấu hổ khi nói về nó”.

7. TRUNG THỰC – FIDELITY

Nguyên tắc trung thực, nó liên quan đến mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc dựa trên khái niệm về lòng trung thành. Mối quan hệ dựa trên tất cả các nguyên tắc đạo đức.

Lòng trung thành được định nghĩa rõ ràng hơn là “một cam kết bền vững đối với phúc lợi của con người hoặc đối với sự thành công của nỗ lực.

Ví dụ, các dược sĩ lạm dụng vitamin cho những bệnh nhân khi họ không cần có thể tăng chi phí của bệnh nhân.

Các dược sĩ chú ý đến tiền hơn là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân gây nên xung đột lợi ích.

Về mặt đạo đức, trách nhiệm của dược sĩ hướng tới LỢI ÍCH của bệnh nhân.

(còn tiếp)

Tài liệu tham khảo

Tindall, W. N., Beardsley, R. S., & Kimberlin, C. L. (2008). Communication skills in pharmacy practice: a practical guide for students and practitioners. Lippincott Williams & Wilkins.

Patel, K., & Goldman, J. L. (2016). Safety Concerns Surrounding Quinolone Use in Children. Journal of clinical pharmacology, 56(9), 1060–1075. https://doi.org/10.1002/jcph.715

TS Dược sĩ Huỳnh Lời

#Drlocmainhikhoa.com

#Dstuthudung

#Nhathuocthudung

#Vongtayamap

#nucuoitretho

TINH GỌN & SET UP tinh hoa

nụ cười của bé,niềm vui mọi nhà

DS. THU DUNG

@Dr.Hoa Xà

Giỏ hàng 0